3 phương pháp quản lý cân nặng thai kỳ các mẹ bầu cần biết!

Quản lý cân nặng thai kỳ là một trong những vấn đề mà các thai phụ cần phải lưu ý cho một thai kỳ khỏe mạnh. Vậy tại sao cần phải quản lý cân nặng thai kỳ? Và có những phương pháp nào để thực hiện tốt điều này? Hãy cùng HGT JAPAN tìm hiểu sâu hơn nhé!

Cân nặng lý tưởng là dấu hiệu của một kỳ thai khỏe mạnh
Quản lý cân nặng thai kỳ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển lành mạnh của thai nhi 

Tại sao cần phải quản lý cân nặng thai kỳ?

Một cân nặng hợp lý sẽ đem đến một đời sống thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Nếu người mẹ tăng cân quá mức thì có nguy cơ cao sẽ mắc những căn bệnh như tiểu đường thai kỳ hoặc hội chứng cao huyết áp thai kỳ.

Bên cạnh đó, nếu kích thước đứa bé quá lớn hoặc đường sinh bị hẹp lại do bị mỡ bám vào thì quá trình sinh sẽ trở nên khó khăn hơn và thời gian sinh cũng sẽ bị kéo dài hơn.

Ngược lại, nếu người mẹ nhẹ cân quá thì đứa bé sinh ra cũng sẽ nhỏ, và cơ thể người mẹ cũng sẽ trở nên dễ mệt hơn và bị thiếu máu.

Do đó, việc quản lý cân nặng phù hợp sao cho không bị gầy quá hoặc quá nặng cân để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn trong thời kỳ mang thai cho mẹ và bé là vô cùng quan trọng.

Lộ trình tăng cân

Thông thường cân nặng sẽ từ từ tăng lên từ tuần thứ 12. Cân nặng khi mang thai ở thời kỳ đầu tăng khá ít, nhưng sẽ tăng đáng kể vào giữa hoặc cuối thai kỳ.

Tùy vào sự phát triển của đứa bé và sự thay đổi về thể chất người mẹ mà sẽ có sự khác nhau về mức cân nặng lý tưởng. Nhưng về cơ bản, cần kiểm soát cân nặng hợp lý sao cho đạt được ngưỡng lý tưởng là tăng 1 kg vào đầu thai kỳ, tăng từ 3-5kg vào giữa thai kỳ, và từ 3-4kg vào cuối thai kỳ. Bên cạnh đó cần cố gắng không để tăng quá 0.5kg trong vòng 1 tuần.

Công thức tính chỉ số BMI
Công thức tính chỉ số BMI

Các thai phụ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết mức tăng cân lý tưởng trong thai kỳ của mình, thường thì sẽ dựa trên chỉ số BMI trước khi mang thai:

  • Những người thuộc thể trạng bình thường với chỉ số BMI từ 18.5-22.9: Nên tăng từ 7-12 kg.
  • Những người thuộc thể trạng thiếu cân với chỉ số BMI < 18.5: Nên tăng từ 9-12 kg.
  • Những người thuộc thể trạng thừa cân, béo phì với chỉ số BMI> 23: Nên điều chỉnh cân nặng theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Duy trì cân nặng lý tưởng trong thai kỳ là rất quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Do đó hãy kiểm tra cân nặng mỗi tuần và điều chỉnh thói quen sinh hoạt hợp lý cho một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Các phương pháp quản lý cân nặng thai kỳ

Có 3 phương pháp đơn giản các thai phụ có thể thực hiện để có được một cân nặng lý tưởng trong kỳ mang thai.

1. Kiểm tra cân nặng thai kỳ thường xuyên

Hãy đo cân nặng vào một khung giờ cố định trong ngày. Nếu có thể thì nên đo  vào buổi sáng sau khi đã vệ sinh cá nhân xong. Và nên đo đều đặn một tuần 1 lần.

2. Lưu ý chế độ ăn uống

Đảm bảo ăn đủ 1 ngày 3 bữa. Nếu bỏ bữa sáng thì ngược lại sẽ làm bụng bị đói đi, vô hình chung sẽ dẫn tới việc ăn nhiều hơn vào những bữa tiếp theo.

Lưu ý không ăn quá nhiều trong một bữa, nên quy định lượng ăn trước khi ăn vào một bát riêng và chỉ ăn đúng phần đó. Ăn chậm nhai kỹ. Hạn chế ăn mặn, ăn bên ngoài, ăn đồ chế biến sẵn.

Nên ăn vào một khung thời gian cố định hằng ngày. Và ăn tối xong xuôi trước khi ngủ từ 2-3 tiếng.

Quản lý cân nặng thai kỳ với nguồn thực phẩm bổ dưỡng
Quản lý cân nặng thai kỳ với nguồn thực phẩm bổ dưỡng

3. Vận động

Vận động cơ thể nhẹ nhàng trong khả năng cho phép, như mỗi ngày đi bộ tầm 20-30 phút, hoặc tập những bài tập thể dục dành cho thai phụ.

Tuy nhiên, các thai phụ cũng không nên quá sức khi vận động. Nếu cảm thấy hiện tượng bụng căng hoặc cảm thấy bị mệt thì phải ngừng tập và ngồi xuống nghỉ ngơi ngay lập tức.

Bên cạnh đó còn có các phương pháp khác giúp thai phụ duy trì được cân nặng hợp lý, như ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng hay thăm khám thai định kỳ, v.v…

Hãy luôn nhớ rằng mục tiêu không chỉ là duy trì cân nặng lý tưởng mà còn là đảm bảo bé yêu phát triển khỏe mạnh, nên nếu có bất kỳ thắc mắc nào cũng đừng ngần ngại hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn phù hợp nhé!