Xạ trị áp sát và 1 số lưu ý khi thực hiện

Xạ trị áp sát là gì?

Xạ trị được chia làm 2 hình thức, là “Chiếu xạ chùm ngoài” và “Xạ trị áp sát”. Chiếu xạ chùm ngoài là phương pháp chiếu tia bức xạ từ một nguồn từ xa nhắm vào cơ thể. Trong khi đó, Xạ trị áp sát là hình thức nguồn phóng xạ được đặt trực tiếp bên trong cơ thể gần với tế bào ung thư, và cũng có trường hợp được chèn trực tiếp vào khối u.

Trong xạ trị áp sát, một viên con nhộng chứa nguyên tử đồng vị chất phóng xạ được đặt bên trong các mô (trường hợp ung thư tuyến tiền liệt) hoặc trong khoang cơ thể (trường hợp ung thư cổ tử cung). Qua việc liên tục chiếu xạ một cách trực tiếp vào khối u ung thư sẽ làm hạn chế ảnh hưởng của tia bức xạ tới các mô bình thường quanh đó, từ đó làm giảm tỷ lệ phát sinh biến chứng.

Xạ trị áp sát nếu kết hợp với phương pháp IGRT sẽ có thể đặt viên con nhộng vào chính xác vị trí cần chiếu xạ.

Xạ trị áp sát
Xạ trị áp sát chiếu xạ trực tiếp vào khối u giảm tỷ lệ xảy ra biến chứng

Quy trình xạ trị áp sát

Khu vực chuẩn bị bệnh nhân

  • Phòng khám bệnh: Bệnh nhân được kiểm tra sức khỏe tổng quát và chuẩn bị tâm lý trước khi thực hiện xạ trị.
  • Phòng vệ sinh cá nhân: Bệnh nhân cần vệ sinh sạch sẽ và thay quần áo chuyên dụng trước khi vào phòng xạ trị.

Phòng chụp hình ảnh và lập kế hoạch điều trị

  • Máy chụp CT/MRI: Chụp ảnh để xác định vị trí chính xác của khối u và khu vực cần xạ trị.

   Tham khảo: Quy trình chụp PET/CT

  • Phòng làm kế hoạch điều trị: Các chuyên gia lập kế hoạch xác định liều lượng và vị trí đặt nguồn phóng xạ. Kế hoạch này được cá nhân hóa theo từng bệnh nhân.

Khu vực phòng xạ trị áp sát

  • Phòng thiết bị áp sát: Bao gồm máy đặt nguồn phóng xạ, thiết bị hỗ trợ định vị và dụng cụ đặt nguồn.
  • Bàn đặt bệnh nhân: Bệnh nhân nằm ở tư thế cố định, vị trí khối u được đánh dấu và nguồn phóng xạ được đặt chính xác vào khu vực cần điều trị.
  • Máy điều khiển liều phóng xạ: Điều chỉnh liều phóng xạ từ xa, đảm bảo liều lượng theo đúng kế hoạch điều trị đã lập.

Phòng xạ trị

Phòng điều khiển từ xa

  • Thiết bị giám sát: Nhân viên y tế quan sát bệnh nhân và điều khiển thiết bị từ phòng điều khiển bên ngoài để giảm thiểu tiếp xúc với phóng xạ.
  • Màn hình và thiết bị giám sát: Giúp theo dõi bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị, đảm bảo sự an toàn và hiệu quả.

Phòng theo dõi sau điều trị

  • Phòng chờ hồi sức: Bệnh nhân được nghỉ ngơi và theo dõi sức khỏe sau khi thực hiện xạ trị.
  • Kiểm tra sức khỏe và hướng dẫn chăm sóc: Nhân viên y tế kiểm tra tình trạng sức khỏe và hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc sau điều trị.

Trên đây là quy trình cơ bản cho Xạ trị áp sát. Tùy vào từng CSYT sẽ có trường hợp quy trình/thứ tự các bước thực hiện khác nhau.

Thời gian thực hiện và Chú ý an toàn

Chú ý an toàn trong xạ trị áp sát
Nghe theo chỉ dẫn của bác sỹ trong việc chú ý an toàn khi xạ trị

Thời gian thực hiện phương pháp này chỉ mất 2 tiếng, nhưng để hạn chế ảnh hưởng của bức xạ trong cơ thể đến những người xung quanh, người bệnh cần phải nhập viện theo hình thức lưu trú tại cơ sở phòng chống bức xạ được chỉ định từ trước trong khoảng 4 ngày, và sau khi xuất viện cũng cần phải để ý thói quen sinh hoạt cho đến khi lượng bức xạ hoàn toàn biến mất khỏi cơ thể.

Hy vọng những thông tin trên đây giúp khách hàng hiểu rõ hơn khi thực hiện phương pháp điều trị này. Liên hệ HGTJAPAN để được tư vấn và hỗ trợ trong khám và điều trị bệnh tại Nhật Bản nhé!